Game di động kiếm tiền tỷ như thế nào?

Game di động kiếm tiền tỷ như thế nào?

Các tựa game di động đình đám như Pokémon Go và Clash of Clans đang hái ra tiền nhờ tính năng in-app purchase.
In-app purchase (mua trong ứng dụng) là tính năng cho phép người chơi trả tiền để tắt quảng cáo, mua kỹ năng hoặc tăng sức mạnh nhanh hơn, cùng các lợi ích khác trong game. Thuật ngữ "in-app" (trong ứng dụng) chỉ sự mua bán diễn ra trong khi một người đang chơi game, trái với việc game được mua đứt bán đoạn ngay từ đầu.
Từng được xem là tính năng thừa với các game di động miễn phí, in-app purchase giờ đây đang giúp các nhà phát hành thu được hàng chục tỷ USD mỗi năm từ người chơi. Công ty nghiên cứu Newzoo BV dự đoán, doanh thu của game di động, chủ yếu đến từ in-app purchase, sẽ tăng 21% lên 36,87 tỷ USD trong năm nay. Dự kiến con số này còn đạt đến 52,5 tỷ USD vào năm 2019.
Theo tờ Wall Street Journal, các nhà phát hành game truyền thống như Pokémon và Nintendo đã nhận ra xu thế trên. Game mới của họ, làm cùng với công ty thực tế ảo tăng cường Niantic, Pokémon Go, đã "phá đảo"các bảng xếp hạng ứng dụng chỉ một ngày sau khi ra mắt vào hôm 6/7. Công ty theo dõi thị trường game SuperData Research ước tính, Pokémon Go đã thu về 120,3 triệu USD từ các giao dịch trong game tính đến nay.
Andrew Phelps, giám đốc truyền thông kỹ thuật số của Viện công nghệ Rochester nhận định, in-app purchase đang thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của ngành giải trí di động. "Tính năng này khiến người dùng chi tiền trong thời gian dài hơn so với game mua đứt bán đoạn", ông nói.
Một số nhà phát triển game đã "trúng đậm" nhờ chiến lược này, bao gồm Supercell của Phần Lan. Năm ngoái, hãng này đã thu về 2 tỷ USD nhờ Clash of Clans và hai game di động khác. Với niềm tin doanh thu của game trên sẽ còn tăng hơn nữa, đại gia Internet của Trung Quốc, Tencent đã rót 8,6 tỷ USD để mua 84% cổ phần của Supercell. Đây được xem là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong làng game từ trước đến nay.
Bí mật đằng sau thành công của các game in-app purchase là hạn chế thời gian hoạt động của người chơi. Các game này thường buộc người chơi phải ngừng một thời gian trước khi họ có thể thực hiện các nhiệm vụ như canh tác hoặc nạp nhiên liệu, trừ khi họ trả tiền để có thêm lượt chơi hoặc mua đồ để đẩy nhanh tốc độ hoạt động.
Trong Clash of Clans, người chơi chỉ có thể tạo elixir và vàng cần để huấn luyện quân lính một cách chậm chạp, khiến họ muốn chi tiền thật để mua các tài nguyên trên nhanh hơn. Người chơi có thể đợi đến lượt mà không cần chi tiền, nhưng điều này sẽ làm hạn chế thành tựu của họ trong game.
Game giải đố đình đám Candy Crush Saga của King Digital Entertainment bắt người chơi phải đợi một thời gian sau khi hết mạng thì mới được chơi lại. Nếu muốn chơi sớm hơn, họ phải trả tiền. Đầu năm nay, Activision Blizzard đã chi 5,9 tỷ USD để mua King Digital Entertainment. Thương vụ này đã đem lại trái ngọt cho Activision khi Candy Crush Saga đóng góp tới 23% doanh thu cho hãng này trong quý 1 năm nay.
Biến người chơi thành người chi tiền mà vẫn cho họ chơi miễn phí là chìa khóa thành công của game in-app purchase. Vì thế mà người chơi đã gọi các game miễn phí là "miễn phí để chơi, chi tiền để thắng". Mặc dù vậy, các nhà phát triển game đã tỏ ra khôn ngoan hơn khi cho người chơi nhiều đồ miễn phí hơn để lôi kéo họ cho đến khi họ sẵn sàng chi tiền.
Trong Pokémon Go, người chơi có thể chơi nhiều tuần, bắt hàng chục pokémon mà không cần chi tiền. Sau khi đầu tư nhiều thời gian như vậy, người chơi sẽ có xu hướng chi tiền nâng cấp đồ để họ có thể bắt được nhiều pokémon và vật phẩm trong game hơn.
Các thuật toán cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc dụ dỗ người chơi chi tiền. Dựa trên các dữ liệu thu thập được như cách chơi, thiết bị sử dụng, địa điểm và giới tính, các nhà phát triển có thể nâng độ khó của game, khiến cho người chơi phải móc hầu bao.
Dữ liệu về hành vi của người chơi cũng được sử dụng để điều chỉnh giá đồ ảo trong game. "Bạn có thể khiến người chơi chi nhiều tiền nếu bạn hiểu được hành vi của họ", Niklas Herriger nói. Anh là nhà sáng lập kiêm CEO của Gondola, một công ty chuyên phát triển thuật toán cho các nhà phát hành game ở New York.
Các chiến thuật khác được sử dụng là đánh vào nỗi sợ "bị bỏ rơi" của người chơi thông qua các sự kiện giới hạn về thời gian, và phát triển tình bạn giữa người chơi với nhau. Machine Zone là một ví dụ điển hình. Công ty này đã cung cấp phần mềm dịch thuật ngôn ngữ để người chơi trên toàn thế giới có thể chat với nhau trong hai game đình đám của mình, Game of War: Fire Age và Mobile Strike.
Joe Akaki là một người chơi như vậy. Anh đã kết bạn với nhiều người chơi ở Brazil, Pháp và Kosovo qua Game of War. "Giữ mối quan hệ với bạn chơi là lý do chính để tôi chơi game này", người thanh niên 32 tuổi nói.

 Contact :PhuKienAlo123.com@gmail.com
                                                                                                       Nguồn :Vnreview

0 comments :

Bạn đọc hãy giúp chúng tôi xây dựng cộng đồng bằng cách để lại bình luận, chúng tôi luôn đón nhận mọi ý kiến của các bạn:
» Bình luận nghiêm túc và không chứa các liên kết quảng cáo.
» Vui lòng không Spam nhận xét với mọi hình thức.
» Rất mong bạn đề tên cho nhận xét của chính mình - Bằng cách chọn vào Tên/URL và điền tên bạn vào (Phần URL có thể bỏ trống ).
Mua hàng: Phukienalo123.com@gmail.com - 0166.666.1219

 
Copyright © 2015. PHU KIEN ALO 123 | Thu mua Pin sạc dự phòng cũ - Cáp sạc - Tai nghe - Loa vi tính - Nhận sửa chữa